Đàm Vĩnh Hưng ra mắt album và hát trên Cung Thánh có phạm Giáo Luật không ?

Hướng tới Năm Thánh Lòng Thương Xót sẽ được khai mạc vào ngày 08 tháng 12 năm 2015 tại Roma và tại các Giáo Hội địa phương vào Chúa nhật III Mùa Vọng, 13 tháng 12 năm 2015, Ban tổ chức Năm Thánh Lòng Thương Xót thuộc TGP Hà Nội đã nhóm họp và đề ra nội dung các sinh hoạt trong Năm Thánh dựa trên sự hướng dẫn của Tòa Thánh.
 

Dưới đây là nội dung các đề mục tổng quát mà Tổng Giáo phận Hà Nội sẽ thực thi trong Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót:
 

1. Lễ khai mạc (Chúa nhật 13.12.2015): tại Nhà thờ Chính toà, (Trạm dừng: Sân Đại Chủng Viện).
 

2. Các ngày lễ trong Năm Thánh dành cho các giới trong TGP

– Ngày cho đời sống thánh hiến (ngày 02.02.2016): tổ chức tại Giáo xứ Thái Hà.

– Ngày cho giới trẻ (ngày 26.07.2016): tổ chức tại Trung tâm Sở Kiện.

– Ngày cho thiếu nhi –thiếu niên (ngày 24.04.2016): tổ chức tại Giáo xứ Nam Định.

– Ngày cho các linh mục (ngày 03.06.2016): tổ chức tại Nhà thờ Chính toà.

– Ngày cho các bệnh nhân và khuyết tật (ngày 12.06.2016): tổ chức tại Giáo xứ Hoàng Nguyên.

– Ngày cho giáo lý viên (ngày 25.9.2016): tổ chức tại Giáo xứ Thạch Bích.

– Ngày cho các Gia đình (ngày 8.10.2016): tổ chức tại Trung tâm Sở Kiện.

– Ngày cho các HĐMV giáo xứ (ngày 05.03.2015): tổ chức tại Giáo xứ Xuân Bảng.

– Ngày Năm thánh của giáo hạt (5 giáo hạt). Kết hợp với Caritas giáo phận để triển khai thông điệp Laudato Sí và Misericordiae Vultus.

– Ngày bế mạc Năm Thánh (ngày 20.11.2016): tổ chức tại Nhà thờ Chính toà.
 

3. Logo, băng rôn: các Giáo hạt tổ chức in Logo Năm Thánh, in băng rôn treo tại các nhà thờ giáo xứ và giáo họ (mẫu logo và băng rôn theo quy định của Ủy ban Năm Thánh)
 

4. Kinh Năm thánh: Ban phụng vụ sẽ chọn một mẫu kinh và gửi cho các giáo hạt để đọc hàng ngày trong các nhà thờ.
 

5. Tài liệu học hỏi:

– Sử dụng cuốn “Suy niệm lời Chúa mỗi ngày” do TGP Sài Gòn phát hành (9 số) để học hỏi cả Năm Thánh tại các gia đình và nhà thờ giáo xứ và giáo họ.

– Phát hành cuốn “Phúc âm thánh Luca” (quà tặng của Đức Thánh Cha – In và trao tặng cho các gia đình) .

– Ban giáo lý: Soạn thảo chương trình học giáo lý và tổ chức thi cho các giới bao gồm: Kinh nguyện, Giáo lý và học hỏi Trọng sắc “Misericordiae Vultus” (Dung mạo Lòng Thương xót).
 

6. Những nơi hành hương lĩnh ân xá trong Năm Thánh: Nhà Thờ Chính Toà Hà Nội và Tiểu Vương Cung Thánh Đường Sở Kiện.
 

7. Cử hành nghi thức thống hối và ban bí tích Hoà Giải:

– Thường xuyên tại các giáo xứ

– Trong ngày 24 giờ cho Chúa và các dịp lễ trong Năm Thánh.
 

8. Thánh nhạc: Phổ biến bài thánh ca chủ đề và các bài hát trong Năm Lòng Thương Xót.
 

9. Truyền thông: thiết lập mục riêng về Năm thánh lòng thương xót và cập nhật tài liệu.
 

10. Giảng thuyết và tĩnh tâm: thuyết trình các đề tài về Lòng Chúa Thương Xót trong 10 dịp tổ chức lễ. Mỗi dịp có 2 bài thuyết trình.
 

11. Thực hành Năm lòng thương xót: thực hiện công tác bác ái nơi tại các giáo xứ và gia đình (nuôi heo nhựa, hũ gạo tình thương…).
 

12. Ban quyền tha vạ phá thai: các linh mục trong TGP được ban năng quyền tha tội và tha vạ phá thai cho tất cả nhưng ai có lòng ăn năn sám hối thật với các việc đền tội tương xứng.
 

Để thực hiện cụ thể nội dung sinh hoạt trong Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót như trên, các Ủy ban trong TGP sẽ soạn thảo chương trình chi tiết với những cập nhật mới, sau đó sẽ thông báo cho các thành phần dân Chúa trong Tổng Giáo phận Hà Nội vào các dịp cử hành trong suốt Năm Thánh.

Nguồn tin: TGP Hà Nội

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*