Các tu sĩ ra đi trong thời Covid-19

Nhiều nhà dòng đã bị tác hại nghiêm trọng vì coronavirus. Giới hạn không được làm tang lễ đã để lại một vết thương sâu đậm trong cộng đoàn tang quyến.

Lời từ giã thầm lặng, không thánh lễ ở nhà thờ… Với nhiều gia đình, đây là nỗi đau sâu đậm trong thời gian cách ly. Và các nhà dòng cũng không tránh khỏi, đôi khi còn bị tổn thương nặng vì ở trong những nơi kín với cộng đồng người lớn tuổi. Vào tháng tư chỉ cách không đầy mười ngày, Cộng đoàn Dòng Mông Triệu ở Albertville vùng Savoie đã có hai cha ra đi vì Covid-19, cha Jean Exbrayat và cha Bernard Jouanno.

Cha Guy Clerc bề trên của cộng đoàn cho biết: “Khi linh cữu cha Jean được đưa đến nhà quàn, tôi chỉ có thể nói lời tiễn biệt ở hành lang. Sau đó chúng tôi có buổi tưởng niệm cha ở trong sân và ở nghĩa trang.” Còn khi cha Bernard Jouanno (1) qua đời ngày 15 tháng 4, tang lễ cũng được làm như vậy, không có gia đình tu sĩ có thể đến dự. 

Các tang lễ không có nghi thức phụng vụ của cộng đoàn

Cha Jacques Audebert, bề trên đan viện  Fleury ở Saint-Benoỵt-sur-Loire kể: “Sáng chúa nhật Lễ Lá, hồi chuông báo tử làm chúng tôi ngạc nhiên: chúng tôi vừa tìm thấy cha Bernard, đan sĩ danh dự 93 tuổi qua đời an bình trên giường của ngài.” Cha Bernard, một trong ba cha Dòng Biển Đức chết vì Covid-19 ở đan viện Loiret nơi có 6 tu sĩ trong số 28 tu sĩ bị nhiễm nhưng không có một triệu chứng nào, cha được chôn ngay ngày hôm sau, 6 tháng 4, ở nghĩa trang đan viện. Các tang lễ thường có sự hiện diện của khoảng sáu tu sĩ mà thôi, không có nghi thức phụng vụ của cộng đoàn vì bác sĩ ra luật cách ly nghiêm nhặt.

Trên thực tế, kể từ ngày 27 tháng 3 khi các tu sĩ thấy mình có triệu chứng nhiễm virus, tất cả cộng đoàn đều cách ly cá nhân, mỗi người đọc kinh trong phòng của mình, thức ăn được để trước cửa phòng. Cha Edmond qua đời vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 10 tháng 4, và ngày hôm sau được chôn, nghi thức cũng giống như cha Bernard. Và ngày 28 tháng 4 đến lượt cha Paul nhập viện và ở phòng chăm sóc đặc biệt từ thứ tư Phục sinh. Vì được dỡ bỏ cách ly ngày 4 tháng 5 nên cả cộng đoàn có thể dự tang lễ của

Cha Guy Clerc cho biết, tang tóc trong thời gian cách ly là một cú sốc gấp đôi vì sự ra đi của các cha để lại một khoảg trống to lớn. Cha cho biết: “Bình thường có một người luôn ở bên cạnh người bệnh trong những tuần cuối, và khi qua đời mọi người có thể đến gần. Nhưng bây giờ là một khoảng trống. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi sống trong hoàn cảnh này, với sự vắng mặt thể xác, thiêng liêng, quan hệ và cộng đoàn.”

“Không có tang lễ cho thấy sự quan trọng của các lễ này lớn như thế nào”

Linh mục Dobbelstein hiểu điều này, “thời gian để tang chưa xong. Không có tang lễ cho thấy sự quan trọng của các lễ này lớn đến như thế nào.” Nhất là khi các cha Dòng Tên qua đời, họ ở trong tình trạng cách ly, cha Dobbelstein kể tiếp: “Các cộng đoàn khác gởi các đồng hữu để có người đi theo người quá cố đến nghĩa trang. Khi đời sống cộng đoàn chiếm một địa vị quan trọng thì sự cô đơn trong một số cái chết dĩ nhiên là rất khó sống. Một đồng hữu chết một mình trong phòng không phải là chuyện bình thường. Nhưng cũng có khi có y tá cho phép một tu sĩ cũng đã bị nhiễm virus được ở bên cạnh người sắp chết. Nhưng với các đồng hữu sống trong các cộng đoàn có tang, các tiến trình để tang phải được sống. Và chúng tôi giữ liên lạc với gia đình và cùng quyết định với họ cách làm lễ tang.”

Cộng đoàn cũng tìm các phương cách để có mặt, qua hình ảnh chụp ở nghĩa trang và phổ biến trong nội bộ, qua bài viết của những người có thể lên tiếng trong các tang lễ…

(1) Cựu tổng biên tập báo Pèlerin và cựu phóng viên của báo La Croix

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch(phanxico.vn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*