Giới thiệu

HỘI DÒNG CHÚA GIÊSU THƯƠNG XÓT

” … Cha ước ao có một Hội Dòng như thế …”

(Nhật ký 437, Vilnius 29/6/1935)

Sisters of Merciful Jesus

Ch Em Hi Dòng Chúa Giêsu Thương Xót được Chân phước cha Sopoćko thành lập năm 1942, trong sự vâng phục Giáo hội và sứ mệnh truyền giáo. Hội Dòng thực thi đặc sủng của mình có được từ Đấng sáng lập tại các cộng đoàn ở Ba Lan và nước ngoài. Đặc điểm chính trong linh đạo của Hội Dòng là chiêm ngưỡng Thiên Chúa trong Lòng Thương Xót của Người, tín thác vô hạn và theo Chúa Giêsu thực hành các công việc bác ái, tận tụy phục vụ những người túng thiếu nhất.

Chị Em cùng với Giáo dân liên tục khẩn nài Lòng Chúa Thương Xót cho thế giới, đặc biệt là xin ơn Chúa thương xót những người hấp hối và ơn thiêng liêng cho các linh mục và tu sĩ. Chị Em điều hành viện tế bần, nhà bảo vệ sự sống, giúp tĩnh tâm và dạy giáo lý.

Qua lời cầu nguyện hằng ngày: “Giêsu, con tín thác vào Chúa”, Chị Em phó dâng công việc tông đồ và chứng tá đời sống của mình cho Lòng Chúa Thương Xót. Đối với các Chị Em, lời khấn dòng có nghĩa là hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa. Các Chị Em không dựa vào sức mạnh của chính mình, mà cậy dựa vào quyền năng của Thiên Chúa.

Chị Em Hội Dòng Chúa Giêsu Thương Xót

NHÀ CHUNG (tnh Wielkopolskie trung tâm min Tây – Ba Lan)
General House of the Congregation of the Sisters of Merciful Jesus
Dom Generalny Zgromadzenia Sióstr Jezusa Milosiernego
ul. Kard. Wyszynskiego 169
66-400 GORZÓW WIELKOPOLSKI, POLAND
tel. 48 95 72 25 246
e-mail: domgeneralny.zsjm@gmail.com

 

NHÀ M (tnh Zachodniopomorskie ở miền Tây Bc – Ba Lan)
Mother House of the Congregation of the Sisters of Merciful Jesus
Zgromadzenie Sióstr Jezusa Milosiernego – Sanktuarium Milosierdzia Bozego
ul. Boh. Warszawy 77
74-300 Myślibórz, Poland
tel. 48 95 74 73 450
mobile: 48 533 394 112
e-mail: sanktuarium@jezuufamtobie.pl
web: jezuufamtobie.pl

 

TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
(gn Nhà M)
The Shrine of Divine Mercy (Sanktuarium Milosierdzia Bozego)
Kościelna 17, 74-300 Myślibórz, Poland
tel: 48 95 74 73 205

Trung tâm là một nơi cầu nguyện, thinh lặng, canh thức đêm và các kỳ tĩnh tâm cuối tuần. Trung tâm có 50 giường đơn, giường đôi, và các phòng theo kiểu ký túc xá, nhà bếp phục vụ toàn diện, phòng ăn với 100 chỗ, nhà nguyện (một tòa nhà riêng). Gần đó có một hồ bơi. Trung tâm cách trạm xe buýt PKS 200 mét. Những lời khấn xin cầu thay nguyện giúp đều có thể gửi đến Chị Em Hội Dòng Chúa Giêsu Thương Xót.

 

Khách hành hương có thể đến viếng ngôi mộ Chân phước cha Sopoćko tại Bialystok, Radzyminska, Đường số 1. Gần đó, trên Đường số 42, là nhà riêng của cha Sopoćko, Ngài đã từng sống những năm cuối đời và qua đời tại đây. Các Chị Em Hội Dòng Chúa Giêsu Thương Xót chăm sóc ngôi nhà, nơi có phòng riêng cùng với những vật dụng cá nhân của cha Sopoćko, và một nhà nguyện, nơi các linh mục đến thăm có thể dâng lễ. Các ChịEm sẽ chia sẻ về cuộc đời những dấu ấn của cha Sopoćko, và tham gia cầu nguyện cùng với các khách hành hương.

The Church has a new blessed: Bl. Michael Sopoćko

ul. Radzyminska 1
15-863 BIAŁYSTOK, POLAND

 

Zgromadzenie Sióstr Jezusa Milosiernego
IZBA PAMIĘCI ks. Michała Sopoćki
ul. Poleska 42
15-077 BIAŁYSTOK, POLAND
tel. 48 85 654 55 28

THÁNH ĐỊA LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
Perpetual adoration at the Sanctuary of the Divine Mercy in Vilnius
Dominikonų St. 12, Vilnius 01131, LITHUANIA
tel: 370 5250 5598

Thánh địa Lòng Chúa Thương Xót ở Vilnius – Lithuania hay Nhà thờ Chúa Ba Ngôi là một đền thánh dành riêng cho Lòng Chúa Thương Xót, hiện nay Chị Em Hội Dòng Chúa Giêsu Thương Xót đang quản nhiệm.

Nhà thờ được xây dựng vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16 và được xây dựng lại sau trận hỏa hoạn năm 1748 và 1749. Vào cuối thế kỷ 18, nhà thờ thuộc về Đại học Vilnius. Năm 1821, chính phủ Nga hoàng đã chuyển đổi thành nhà thờ Chính thống. Năm 1920, nhà thờ đã được trả lại cho người Công giáo. Trong những năm 1946-1947, cha linh hướng của Thánh nữ Faustina, Chân phước cha Sopoćko là linh mục quản xứ tại nhà thờ này.

Dưới sự quan tăm chăm sóc của Đức Hồng Y Joseph Audris Bačkis, nhà thờ đã được trùng tu, làm phép và được trao tặng danh hiệu Đền thánh Lòng Chúa Thương Xót vào Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót, ngày 18 tháng 4 năm 2004. Bức ảnh Chúa Thương Xót nguyên bản đầu tiên đã được chuyển đến bàn thờ trung tâm của Đền thánh.

Chầu Thánh Thể trực tuyến 24/24 giờ mỗi ngày tại Đền Thánh

 

        Ngày 13 tháng 5 năm 2008, Sc lnh Tòa Thánh v vic chun nhn

       Ch Em Hi Dòng Chúa Giêsu Thương Xót thuc quyn Giáo Hoàng

Cha Sopoćko và các Chị Em Hội Dòng Chúa Giêsu Thương Xót đầu tiên

 

Brothers of Merciful Jesus

Anh Em Hội Dòng Chúa Giêsu Thương Xót

“Con thấy rõ rằng không chỉ có Hội Dòng nam và nữ, mà còn có một cộng đoàn giáo dân đông đảo mở ra cho tất cả mọi người thực hành Lòng Thương Xót Chúa, qua việc thực hành lòng thương xót đối với nhau.”

(Mt phn lá thư Thánh n Faustina gi cha Sopoćko vào tháng 4 năm 1936)

Cha Linh hướng và các Anh Em Hội Dòng Chúa Giêsu Thương Xót đầu tiên

Anh Em là một Cộng đoàn Tu sĩ thuộc Giáo Hội Công giáo, được chuẩn nhận chính thức vào năm 2010, nỗ lực đáp lại những nhu cầu hiện thời của Giáo Hội qua việc hoàn toàn từ bỏ ý riêng và tín thác vâng phục thánh ý Chúa Cha theo lời khuyên Phúc Âm: “Anh em hãy có lòng thương xót, như Cha anh em là Đng thương xót (Lc 6,36). (Hiến pháp 1.1)

Sự hiện diện của Anh Em là một lời đáp trả yêu cầu của Chúa Giêsu đối với Thánh nữ Faustina về việc thành lập một Hội Dòng mới và Hội Dòng này đã được thành lập vào năm 1942 dưới sự hướng dẫn của Chân phước Cha Sopoćko (Chị Em Hội Dòng  Chúa Giêsu Thương Xót) và Anh Em là một nhánh bên nam. Bên cạnh ba lời khấn về sự khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục, Anh Em cũng đưa ra lời khấn thứ tư đó là sự hoàn toàn từ bỏ ý riêng để vâng theo thánh ý Thiên Chúa.

Đc sng

Anh Em Hội Dòng Chúa Giêsu Thương Xót đã sống trong sự tín thác, khiêm nhường và thực thi Lòng Thương Xót qua việc hoàn toàn từ bỏ ý riêng để vâng theo thánh ý Thiên Chúa, điều này tạo nên những khía cạnh không thể tách rời của một đặc sủng mà Chúa Thánh Thần muốn trao ban cho Anh Em để biết, sống và loan truyền đặc tính vĩ đại nhất của Thiên Chúa chính là Lòng Thương Xót của Ngài (Hiến pháp 1.15). Vì thế Lòng Thương Xót của Thiên Chúa phải được biết đến và sau đó đem ra thực hành.

Nhn biết Lòng Thương Xót ca Thiên Chúa

Mỗi người Anh Em trong Hội Dòng, khi cảm nghiệm được Lòng Thương Xót thì thấy mình lớn lên trong nhận thức về lòng nhân từ của Thiên Chúa quá lớn lao, còn sự hiện diện của chính mình lại quá nhỏ bé. Sự hiểu biết về Lòng Thương Xót trước khi đi đến một hành động hoàn toàn thuộc về lý trí là sự hiểu biết mang tính trải nghiệm. Những nhân đức cơ bản để cảm nghiệm được Lòng Thương Xót đó chính là sự khiêm nhường và tín thác, trên thực tế khi nhận thức về sự khốn cùng đau khổ của một ai đó và của những người khác, cùng với niềm tín thác vào tình yêu của Thiên Chúa giúp Anh Em cảm nghiệm thêm Lòng Thương Xót vô biên của Ngài. Đời sống huynh đệ chiếm một vị trí đặc biệt trong cộng đoàn. Để lớn lên trong tình yêu huynh đệ, khiêm tốn chịu đựng cảm thông nỗi đau khổ của một ai đó và của những người xung quanh, tất cả những điều đó chỉ vì tình yêu Thiên Chúa và Giáo hội của Ngài. Do đó, mỗi ngày Chúa ban cho cộng đoàn những khả năng vô hạn để lớn lên trong sự hiểu biết về tình yêu thương xót của Ngài. Anh Em cảm thấy khao khát được cảm nghiệm tình yêu này để sống như được hòa giải và hiệp thông với mọi người.

Thc hành Lòng Thương Xót ca Thiên Chúa

Những ai trải nghiệm được khi lãnh nhận tình yêu Thiên Chúa thì cảm thấy mình cần phải trao ban điều quý trọng này cho người khác. Vì vậy, Anh Em Hội Dòng Chúa Giêsu Thương Xót đánh động vào tâm hồn của mọi người một cách quyết liệt vì Anh Em khám phá ra điều quý trọng này như một kho tàng. “Có ba lãnh vực hoạt động mà Anh Em tập trung thực thi Lòng Thương Xót: cầu nguyện, loan truyền và thực hành Lòng Thương Xót cho tất cả mọi người đang cần đến tình yêu của Thiên Chúa” (Hiến pháp 1.9). Do đó, ba khía cạnh liên quan đến Lòng Thương Xót đó là cầu nguyện, ngôn từ và việc làm (Nht ký, 163).

  1. Cam kết thực thi Lòng Thương Xót luôn bắt đầu bằng lời cầu nguyện. Thật vậy, Anh Em Hội Dòng Chúa Giêsu Thương Xót phải cầu nguyện luôn luôn ở mọi nơi để giúp mọi người nhận biết và cảm nghiệm được Lòng Chúa Thương Xót.
  2. Ngoài ra, sứ mệnh của các Anh Em bao gồm việc rao giảng về Lòng Chúa Thương Xót, mang đến cho mọi người những giây phút giáo huấn, hướng dẫn tâm linh và các phục vụ khác nhau như tĩnh tâm, hội thảo, hội nghị, tất cả đều có thể trở thành những khoảnh khắc có giá trị để được biết đến Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.
  3. Việc thực thi Lòng Thương Xót có giá trị trong mọi lĩnh vực và bao hàm tất cả công cuộc Lòng Thương Xót. Có một thực tế rộng lớn nơi người ta có thể tham gia vào lĩnh vực mục vụ. Ở đâu có đau khổ, ở đó sẽ có Anh Em Hội Dòng Chúa Giêsu Thương Xót, nhưng đặc biệt ở nơi nào có những khốn cùng về mặt đạo đức luân lý và những tâm hồn tuyệt vọng, nơi đó nhờ ân sủng của Chúa, họ lớn lên trong niềm tín thác vô hạn nơi Chú Trong việc thực thi Lòng Thương Xót; điều rất quan trọng chính là lãnh nhận bí tích, cụ thể là lãnh nhận bí tích Hòa Giải và Xức Dầu Bệnh Nhân. Một cam kết cụ thể chi tiết khác, trong chương trình hoạt động của Anh Em đó là cầu nguyện và chăm sóc trẻ em, đặc biệt là những trẻ em đang gặp nguy hiểm về mặt nhân bản và luân lý.

Sống kết hợp mật thiết với Chúa

Đây là cột trụ đầu tiên có tầm quan trọng. “Người Anh Em Hội Dòng Chúa Giêsu Thương Xót phải cầu nguyện luôn luôn và ở mọi nơi” (Lut sng 3.8) “không gì có thể thay thế được đời sống cầu nguyện của anh em” vốn “phải được bảo vệ bởi một bầu không khí im lặng không thể thiếu được” (Lut sng 3.9). Vì lý do này, mỗi ngày Anh Em dành một khoảng thời gian nhất định cho giờ cầu nguyện chung của Cộng đoàn và mỗi cá nhân. Trong những lời cầu nguyện của Cộng đoàn được thực hiện hằng ngày đó chính là lời kinh nguyện phụng vụ của Kinh thần vụ (Kinh nhật tụng, và các bài đọc Lodi, Ora ora, Vespri e Compieta) Kinh Mân Côi, giờ của Lòng Chúa Thương Xót với sự suy niệm về Cuộc Khổ Nạn Chúa Kitô và chuỗi kinh Lòng Chúa Thương Xót, Chầu Thánh Thể và Thánh Lễ, trong đó Cộng đoàn “cử hành, công bố và dâng hiến cho Lòng Thương Xót của Thiên Chúa một cách trọn vẹn trong sự nhập thể cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô” (Lut sng 3.10).

Vào các ngày thứ Sáu, một ngày sám hối của sự thinh lặng và ăn chay, tất cả anh em trong Cộng đoàn cùng nhau chiêm ngắm Con đường Thập giá để suy niệm sâu sắc hơn về Cuộc Khổ nạn của Chúa và cầu nguyện suy ngẫm với Lời của Ngài.

Bên cạnh những giây phút dành cho Cộng đoàn, Anh Em trân trọng những giây phút thanh vắng và tĩnh lặng để cầu nguyện riêng cá nhân “noi gương Chúa Giêsu lên núi một mình, đến những nơi thanh vắng để cầu nguyện và dành thời gian ở một mình với Chúa” (Lut sng 3.28).

Đi sng huynh đ

“Điều răn mới về tình yêu thương nhau đặt nền tảng cho đời sống huynh đệ của Anh Em trong Cộng đoàn” (Lut sng 4.1). Đời sống huynh đệ là một dấu ấn đặc trưng của Cộng đoàn, nơi đó Anh Em tìm cách tạo ra và nuôi dưỡng một gia đình trong bầu khí tin tưởng lẫn nhau. Mỗi ngày đều có thời gian dành riêng cho mục đích này. Lòng Thương Xót được cảm nghiệm và nhận lãnh một cách sâu sắc trong lời cầu nguyện, sau đó được đổ tràn vào đời sống huynh đệ trong Cộng đoàn ngay cả trước khi thực thi sứ vụ. Một khi trong Cộng đoàn mỗi người có thể trao ban Lòng Thương Xót với người Anh Em lân cận, thì người đó có thể dễ dàng thực thi Lòng Thương Xót và sống Lòng Thương Xót một cách hữu hiệu trong sứ vụ. Lòng bác ái huynh đệ đặc biệt thể hiện qua sự tha thứ lẫn nhau, và đây là lý do tại sao hằng tuần Anh Em thực hiện hành vi thỉnh cầu mọi người trong Cộng đoàn tha thứ. Tình bác ái huynh đệ này bắt nguồn siêu nhiên khởi đầu từ Thiên Chúa và kết thúc trong Người vì lý do này. Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và đỉnh cao của đời sống huynh đệ trong Cộng đoàn và bí tích Hòa Giải là sự tái sinh và là phương thuốc chữa lành.

Thc thi s v

Sứ vụ không phát sinh từ những nhu cầu phải làm một việc gì đó hoặc hữu ích, nhưng bắt nguồn từ cảm nghiệm về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa trong đời sống Cộng đoàn và sau đó tự nguyện trao ban cho tất cả những người mà Chúa kêu gọi Anh Em phục vụ. Việc thực thi Lòng Thương Xót bao gồm ba lĩnh vực: cầu nguyện, lời nói và việc làm. “Đời sống thừa tác viên của Anh Em về cơ bản trải dài theo ba chiều kích: a) chiêm niệm: sự cầu thay nguyện giúp để có được Lòng Thương Xót; b) ngôn sứ: loan truyền về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa; c) bác ái: việc làm của Lòng Thương Xót. “Lòng Thương Xót là ý muốn của Thiên Chúa để bù đắp cho tất cả những ai phải chịu đựng bất kỳ sự thiếu thốn nào mà bản thân họ không thể lấp đầy” (Chân phước Cha Sopoćko) vì lý do này, Anh Em trong Cộng đoàn quan tâm đặc biệt đến những người nghèo, những người túng thiếu và bất kỳ những ai gặp sự khốn khó nào về vật chất và tinh thần (đời sống luân lý, đạo đức) đều có thể trở thành đối tượng để Anh Em thực thi sứ vụ của mình. Tội nhân cần được tha thứ mở rộng lòng mình giao hòa gần gũi với mọi người. Việc ban phát bí tích Hòa Giải là một trong những sứ vụ trọng tâm của Anh Em Linh mục. Một nhóm người khác mà Anh Em cảm thấy được kêu gọi một cách cụ thể để thực hiện sứ vụ của mình là trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là trẻ mồ côi cần tình yêu thương của cha mẹ.

 

CỘNG ĐOÀN ANH EM HỘI DÒNG CHÚA GIÊSU THƯƠNG XÓT

ITALY

LEGAL HEADQUARTERS – TRỤ SỞ PHÁP LÝ
Rectory of the Parish of San Michele Arcangelo.
Via Chiesa Nuova, 3.
06072 Marsciano (PG). Hamlet: Mercatello. Perugia

 
FORMATION HOUSE – NHÀ ĐÀO TẠO TU SĨ
Convent of Sant’Angelo Michele
Vocabolo Pantanelli 207, 05023 Baschi (TR), ITALY

e-mail: gesuemaria33@gmail.com
www.brothersofmercifuljesus.org

 

BRAZIL

FORMATION HOUSE – NHÀ ĐÀO TẠO TU SĨ
Contemplative life – Cng đoàn Đi sng chiêm nim
Mosteiro da Divina Misericórdia, Estrada Vicinal João Lopes da Silva
Km 6, Baliza, Lucélia-SP

 

Oblates of Divine Mercy

Hiến Sĩ Giáo Dân Hi Dòng Chúa Giêsu Thương Xót

 Hiến Sĩ là ai ?

“Phúc thay ai xót thương người, vì h s được Thiên Chúa xót thương(Mt 5,7)

Hiến Sĩ Giáo Dân Hội Dòng Chúa Giêsu Thương Xót hay Hiến Sĩ Giáo Dân Lòng Chúa Thương Xót (gọi tắt là ODM – Hiến Sĩ), một người giáo dân trong Giáo Hội Công giáo, trong ân sủng của Bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, người giáo dân này không chỉ được gọi là một thành viên chính thức của Hội Thánh, trong cùng một Nhiệm Thể Chúa Kitô, mà còn được thừa hưởng tất cả các quyền lợi và trách nhiệm mà Giáo luật quy định. Nhưng một cách đặc biệt, đây còn là quà tặng của Chúa Thánh Thần, người giáo dân này cũng được mời gọi bước vào đời sống tâm linh của Lòng Chúa Thương Xót, như Chúa Giêsu đã nói với Thánh nữ Faustina. Ơn gọi này là một món quà đặc biệt của Chúa Thánh Thần vì lợi ích cho việc thánh hóa thế giới và sứ mệnh của Giáo Hội.

Quà tng đc bit ca Chúa Thánh Thn ban cho mt Hiến Sĩ là gì ?

“Anh em hãy có lòng thương xót, như Cha anh em là Đng thương xót” (Lc 6,36)

Quà tặng đặc biệt của Chúa Thánh Thần là “đặc sủng” dành cho Hiến Sĩ. Đặc sủng này là để biết, sống và loan truyền Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, làm chứng nhân bằng chính đời sống của mình, qua những hành vi Thương Xót, cầu nguyện và rao truyền. Điều này có thể chỉ có được nhờ vào quà tặng của Chúa Thánh Thần trong ba nhân đức cụ thể:           

1. Khiêm Nhường
2. Tín Thác
3. Th
ương Xót

Tóm tt Quy chế Hiến Sĩ

Những Hiến Sĩ không phải là một đoàn thể thông thường của các tín hữu mà là một hoạt động lấy nguồn cảm hứng từ tinh thần và sự sùng kính Lòng Chúa Thương Xót. Giá trị thực tại cốt lõi đó chính là  hy lễ Thánh Thể, trong đó Chúa Giêsu không ngừng dâng hiến bản thân mình cho mỗi người chúng ta. Sự Tận Hiến nhằm mục đích hiệp nhất những lời cầu nguyện, những việc làm, những khó khăn, những đau khổ, tất cả kết hợp nên một trong hiến tế hy sinh của Chúa Giêsu. Điều này có nghĩa là giúp cho mọi người biết hoàn toàn tín thác vào Chúa, sẵn sàng từ bỏ ý muốn riêng của mình để vâng theo thánh ý Chúa trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

S v ca Hiến Sĩ

Mọi thành viên tham gia tận hiến là tự nguyện và mở rộng cho tất cả mọi người. Hiến Sĩ không bị ràng buộc bởi bất cứ lời khấn nào. Mỗi người, tùy thuộc vào khả năng của mình, cam kết hợp tác trong sứ vụ của Hội Dòng Chúa Giêsu Thương Xót bằng lời cầu nguyện, sự hỗ trợ vật chất cũng như tinh thần.

By ht bích ngc ca Hiến Sĩ

  1. Truyền bá việc tôn sùng Lòng Chúa Thương Xót trong môi trường sống của mỗi người (ví dụ như ở nhà, tại nơi làm việc, trong gia đình,  giữa những người bạn bè) gửi tặng những bức hình, quà tặng Chúa Giêsu Thương Xót và các tài liệu về Lòng Thương Xót, đặc biệt là các bài viết của Thánh nữ Faustina và  Chân Phước cha Sopocko.
  2. Cầu nguyện hằng ngày với Chuỗi kinh Lòng Chúa Thương Xót mà Chúa Giêsu đã truyền dạy cho Thánh nữ Faustina.
  3. Tôn vinh Giờ Thương Xót Vô Biên lúc 3 giờ chiều , giờ tử nạn của Chúa Giêsu trên Thánh Giá.
  4. Thực hiện Tuần Cửu Nhật 9 ngày với Chuỗi kinh Kính Lòng Chúa Thương Xót như những gì Chúa Giêsu đã mặc khải cho Thánh nữ Faustina. Mỗi năm ít nhất một lần, trước ngày Đại Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót, bắt đầu từ Thứ Sáu Tuần Thánh.
  5. Tham gia đầy đủ Hy Tế Thánh Lễ trong ngày Đại Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót (tín thác vào Chúa, sống yêu thương mọi người, sốt sắng xưng tội và rước lễ)
  6. Rao truyền sự sùng kính và làm sáng danh Lòng Thương Xót Chúa bằng những công việc tông đồ cụ thể trong cuộc sống (thể hiện hành vi thương xót và  thiết lập các nhóm cầu nguyện)
  7. Tham dự Thánh Lễ ít nhất mỗi tháng một lần, hiệp ý cầu nguyện cho ơn gọi và sứ vụ của Hội Dòng Chúa Giêsu Thương Xót trên toàn thế giới.

Các Hiến Sĩ sống giữa đời, thông dự vào đoàn sủng của Hội Dòng Chúa Giêsu Thương Xót, được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Anh Em Hội Dòng Chúa Giêsu Thương Xót, hiện diện tại các quốc gia khác nhau trên thế giới (Argentina, Canada, Ý, Lithuania, Ba Lan, Tây Ban Nha, Brazil, Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam)

VĂN PHÒNG ĐI DIN ODM-VN

491/41 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM

ĐT: 0913 668220 – 0962 668220 – 0937 668220

Email: odmvnorg@gmail.com – Website: odmvn.org

VIỆT NAM